Sửa điều hòa  -- Tin tức điều hòa -- Kinh nghiệm dùng điều hòa 

Những cách sử dụng Điều hòa không hiệu quả!

Tư vấn về điều hòa

Những chiếc Điều hòa không khác nào một cái bơm nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) sang nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên.

Ở những vùng khí hậu nóng quanh năm như miền Nam Việt Nam thì Điều hòa chỉ bơm nhiệt theo một chiều duy nhất là từ trong nhà ra ngoài trời, nên thường gọi là Điều hòa. Ở miền Bắc Việt Nam, Điều hòa bơm nhiệt theo hai chiều: mùa hè bơm nhiệt từ trong nhà ra ngoài trời, mùa đông bơm nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà.

Giới hạn

Điều hòa chỉ làm việc được khi nơi thoát nhiệt không nóng hơn 48℃. Nếu vượt quá giới hạn đó thì Điều hòa không bơm nhiệt được. Như vậy, mở Điều hòa khi ngoài trời nóng khoảng 48℃ thì chỉ tốn điện vô ích. Một số Điều hòa sẽ tự động ngừng làm việc khi phát hiện ra tình trạng quá giới hạn đó. Có khi nhiệt độ không khí ngoài trời chưa tới 48℃ nhưng giàn nóng bị nắng rọi hoặc không đủ thoáng để thoát hơi nên nóng lên, do đó nên che nắng và thoát hơi cho giàn nóng.

Điều hòa inverter

Các Điều hòa đời mới có mạch điện inverter, để điều chỉnh giảm được công suất, tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng. Nhờ giảm được công suất nên khi đã đạt đến nhiệt độ đã chọn trước, Điều hòa inverter  sẽ tự giảm công suất sao cho lượng nhiệt bơm ra ngoài đúng bằng lượng nhiệt truyền vào phòng và sinh ra trong phòng, như vậy nhiệt độ trong phòng sẽ không thay đổi, rất dễ chịu cho người dùng. Còn loại Điều hòa thường sẽ ngưng bơm khi đã đạt đến nhiệt độ đã chọn, và lượng nhiệt bên ngoài truyền vào phòng cũng như sinh ra trong phòng sẽ làm nhiệt độ trong phòng tăng lên từ từ; khi nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ đã chọn 1 độ, Điều hòa sẽ bắt đầu bơm nhiệt trở lại với công suất cố định của nó; vậy là nhiệt độ trong phòng sẽ lên xuống đều đặn quanh nhiệt độ đã chọn. Mặc dù nhiệt độ trong phòng chỉ thay đổi có 1 độ, nhưng những người nhạy cảm cũng sẽ cảm thấy không dễ chịu lắm.

Cách dùng không hiệu quả .

Rất nhiều người dùng Điều hòa tưởng rằng chọn mức nhiệt độ thấp hơn trên bộ điều khiển từ xa (ĐKTX) sẽ làm máy chạy mạnh hơn (tăng công suất) và phòng mau mát hơn. Điều này chỉ đúng khi dùng Điều hòa inverter, không đúng khi dùng các loại Điều hòa thường; mà phần lớn Điều hòa đang dùng đều không phải loại inverter. Ngay cả khi dùng loại Điều hòa inverter thì điều trên cũng chỉ đúng trong một giới hạn nhỏ thôi, máy chỉ có thể giảm bớt công suất chứ không thể tăng công suất quá khả năng của nó. Khi thấy trong phòng không mát thì sẽ có người cầm ngay lấy bộ ĐKTX và chọn xuống 16℃!Họ không biết rằng công suất của Điều hòa là có hạn, khi trong phòng không đủ mát tức là Điều hòa không đủ sức làm mát cho phòng, dù cho chọn nhiệt độ 25℃ hay 16℃ cũng không thể thay đổi nhiệt độ thực tế.

Trong trường hợp Điều hòa đủ công suất làm mát phòng thì nó cũng cần 15-30 phút để giảm nhiệt độ trong phòng bớt 1℃, nhiều người mở máy lên được vài phút chưa thấy mát liền lấy bộ ĐKTX và chọn xuống 16℃ cho mau mát! Đó cũng là cách dùng sai, dù cho chọn nhiệt độ 25℃ hay 16℃ thì phòng cũng không mau mát hơn. Trong trường hợp này, chọn nhiệt độ 16℃ còn tự gây phiền là sau đó lại phải mất công cầm bộ ĐKTX để tăng nhiệt độ lên và máy đã tốn không ít điện để làm mát phòng quá mức.

Một cách dùng sai khác nữa là chọn nhiệt độ xuống thấp hơn để bù  cho những nguồn nhiệt trong phòng. Ví dụ: khi có ít người trong phòng thì chọn nhiệt độ 25℃, khi có thêm người hay thêm máy trong phòng thì chọn nhiệt độ 20℃. Đúng ra thì người dùng không phải làm việc bù đó; Điều hòa sẽ tự làm bằng cách chạy máy nén nhiều thời gian hơn, nghỉ ít hơn. Nếu máy nén cứ chạy liên tục không nghỉ có nghĩa là nó đã làm việc hết công suất rồi, có chỉnh xuống 16℃ cũng không mát hơn tí nào. Ngoài ra, khi Điều hòa được chỉnh đến 16oC (hay chỉnh mức thấp nhất cho phép) thì vô hình chung chúng ta đang ép máy chạy liên tục, vì nhiệt độ phòng khi đó sẽ không bao giờ giảm thấp như mong muốn và vì vậy Điều hòa sẽ chạy liên tục không nghỉ, máy chỉ nghỉ khi bộ bảo vệ nhiệt của máy nén tác động để bảo vệ quá nhiệt. Điều này làm giảm tuổi thọ của Điều hòa và tăng tổn thất điện năng trong sử dụng.

Tất cả những thói quen sai đó là do người dùng không hiểu bản chất của Điều hòa. Điều hòa không giống cái quạt máy. Ta có thể thấy tác dụng ngay khi ta điều chỉnh tốc độ quạt máy, nhưng ta không thể thấy tác dụng ngay khi ta chỉnh nhiệt độ ở Điều hòa. Bộ ĐKTX đã làm cho người ta ít dùng đến tay chân, lại còn làm cho người dùng hiểu sai bản chất của máy!

Người quen ở vùng nhiệt đới sẽ hoàn toàn cảm thấy dễ chịu trong nhiệt độ khoảng 25-27℃, đặt Điều hòa dưới 25℃ là phí điện và thậm chí có thể gây bệnh.

Cũng có nhiều người muốn có cảm giác thật lạnh nên chọn nhiệt độ thấp nhất rồi mặc áo ấm vào! Rất thường gặp các trường hợp này ở những nơi công cộng: nơi mà người dùng Điều hòa không phải là người trả tiền điện.

Một số thợ điện lạnh thường khuyên người dùng tiết kiệm điện bằng cách chọn nhiệt độ thấp nhất! Họ giải thích rằng khi chọn nhiệt độ thấp nhất thì máy nén sẽ chạy liên tục với một cường độ dòng điện ổn định nên mức tiêu thụ điện cũng đều đặn; nếu chọn nhiệt độ cỡ 25℃ trở lên thì máy nén sẽ có lúc nghỉ, có lúc chạy, mỗi lần chạy lại thì dòng điện khởi động lớn gấp 4-5 lần dòng điện bình thường nên rất hao  điện! Nhưng họ không chịu tính kỹ rằng dòng điện khởi động đó chỉ cao trong 1-2 giây mà thôi, tính ra thì thời gian khởi động đó chỉ hao điện bằng 5-10 giây chạy bình thường, rất ít so với hàng chục phút máy nén được nghỉ trước đó.

Như vậy tiết kiệm điện kiểu lạ đời trên thật tốn điện và còn hại luôn sức khoẻ người dùng lẫn tuổi thọ máy.

Một cách dùng Điều hòa hại điện khác nữa là mở Điều hòa cho mát và mở cửa sổ cho thoáng, vừa thoáng vừa mát mới thích! Với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, nhiệt độ không khí bên ngoài có thể cao hơn nhiệt độ trong phòng đến 10℃, mở cửa sổ ra thì lượng nhiệt truyền vào phòng rất lớn, Điều hòa phải tốn rất nhiều điện để bơm lượng nhiệt đó trở ra ngoài.

Nếu cần thay đổi không khí để làm thoáng trong phòng thì nên gắn một quạt hút gió ở nơi nóng nhất trong phòng. Quạt hút không khí trong phòng và đẩy ra ngoài; không khí ngoài trời sẽ tự tìm lối vào phòng qua các khe cửa. Cần chọn cỡ quạt hút vừa đủ để làm thoáng phòng, quạt lớn quá cũng sẽ gây hao điện do có quá nhiều không khí nóng vào phòng. Nếu không chọn được quạt hút đủ nhỏ thì có thể cho quạt chạy cầm chừng (vừa chạy vừa nghỉ); hoặc không gắn quạt hút mà thỉnh thoảng mở cửa một lúc cho thoáng rồi đóng lại.

Những Điều hòa kiểu cửa sổ (Điều hòa một khối, gắn trên tường, phần lạnh trong phòng, phần nóng ngoài phòng) có sẵn chức năng thông gió, không cần gắn quạt hút trong phòng. Trên Điều hòa đó có một cần gạt để đóng mở một lỗ thông gió nhỏ chừng 25-30cm². Khi mở lỗ ra, một phần không khí trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài qua lỗ đó.

Một cách dùng sai nữa là gắn Điều hòa quá cao hoặc quá thấp. Khi Điều hòa chạy, nó sẽ làm mát phần không khí bên dưới nó, phần không khí bên trên nó thì không được làm mát. Trong văn phòng hay nhà ở thì người ta chỉ cần làm mát từ độ cao từ sàn lên đến 1,5m là đủ cho người ngồi hay nằm đều mát. Gắn Điều hòa quá cao thì phí điện. Những nhà có trần cao đến 3m hoặc hơn mà gắn Điều hòa gần sát trần sẽ bị hao điện vô ích. Ngoài ra gắn Điều hòa loại treo tường quá sát trần cũng làm cản luồng không khí đi vào máy. Tuy nhiên gắn Điều hòa thấp xuống ngang tầm mắt thì đúng về kỹ thuật nhưng lại không được đẹp mắt. Do đó các nhà sản xuất mới làm ra loại Điều hòa mặt gương hay khung tranh. Gắn Điều hòa quá thấp thì người trong phòng chỉ thấy lạnh chân mà không mát người. Loại Điều hòa một khối hay rơi vào tình trạng gắn quá thấp hoặc quá cao. Vì nhà phố ở Việt Nam chỉ có thể gắn Điều hòa loại này ở mặt tiền, mà mặt tiền thì vốn đã có cửa sổ và cửa đi chiếm gần hết nên chỉ có thể lắp đặt Điều hòa dưới hoặc trên cửa sổ.

Dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng điều hòa