Sửa điều hòa  -- Tin tức điều hòa -- Cách sử dụng điều hòa 

Có nên lắp cả dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa vào chung 1 phòng không?

Tư vấn về điều hòa

Có nên lắp cả dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa vào chung 1 phòng không?
Cập nhật: 21/09/2017

Chuyện lắp cả dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa vào chung 1 phòng nghe khôi hài nhưng hoàn toàn có thật đó các bạn ạ.

Chắc hẳn các bạn đã từng thấy việc lắp cả dàn nóng và dàn lạnh trong 1 căn phòng nhiều rồi, tấm ảnh dưới dây là một ví dụ điển hình nhất.

Khoan tường lắp giá đỡ giàn nóng rồi lắp ống bảo ôn, nối dây điện như thế này thì chắc hẳn không phải là dàn dựng mua vui. Vậy lắp cả dàn nóng dàn lạnh trong phòng thì sẽ như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua một chút về nguyên lý hoạt động của điều hòa.

Điều hòa thường có 2 cục, một cục to là dàn nóng và cục nhỏ là dàn lạnh

Máy điều hòa không khí thường có hai cục mà chúng ta thường được nghe là dàn nóng và dàn lạnh. Dàn lạnh được lắp bên trong phòng cần làm mát còn dàn nóng phải được lắp phía bên ngoài phòng.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của điều hòa

Bên trong dàn lạnh có chứa một hệ thống ống tuần hoàn với dàn nóng để bay hơi một loại chất lỏng dễ bay hơi (gọi là gas lạnh), khi chất lỏng bay hơi trong dàn lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ thu nhiệt của không khí trong phòng. Không khí nóng trong phòng bị mất nhiệt sẽ lạnh đi và nhiệt độ trong phòng sẽ thấp xuống. Hơi do ga lạnh bay hơi tạo thành sẽ theo đường ống tới cửa hút của máy nén và được nén lên áp suất cao và nhiệt độ cao, sau đó tới dàn nóng.

Hơi nén trong dàn nóng có nhiệt độ cao nên dễ dàng truyền nhiệt cho không khí bên ngoài (lúc này hơi nóng sẽ được quạt ở dàn nóng thổi ra môi trường bên ngoài), còn bản thân hơi nóng bên trong dàn bị mất nhiệt sẽ ngưng tụ thành chất lỏng chảy qua đường ống mao dẫn (hoặc qua van tiết lưu ) để hạ áp suất & nhiệt độ chất lỏng xuống thấp rồi đi vào dàn lạnh lắp bên trong phòng.

Dàn nóng bắt buộc phải lắp ở bên ngoài phòng lắp dàn lạnh

Như vậy theo nguyên lý này dàn nóng của điều hòa bắt buộc lắp bên ngoài của căn phòng lắp dàn lạnh để khí nóng đẩy ra ngoài. Nếu lắp cả dàn nóng và dàn lạnh trong cùng một phòng thì chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng ban đầu khi bật là chỗ nào dàn lạnh thổi ra thì mát, chỗ nào dàn nóng thổi ra thì nóng. Tuy nhiên chỉ một lúc sau căn phòng sẽ trở nên nóng hầm hập vì hơi lạnh từ dàn lạnh thổi ra không đủ để trung hòa luồng khí nóng từ dàn nóng.

Dàn nóng có nhiệt độ rất cao, cộng thêm quạt của dàn nóng có lưu lượng luân chuyển không khí lớn sẽ nhanh chóng đưa toàn bộ căn phòng trở nên nóng hầm hập. Lúc này có lẽ bạn cũng đã tưởng tượng ra được máy điều hòa phải gồng mình để làm mát căn phòng như thế nào đồng thời lượng tiêu thụ điện năng sẽ ra sao.

Trở lại vấn đề lắp cả dàn lạnh và dàn nóng trong phòng như bức ảnh trên có lẽ chủ nhân của chiếc điều hòa này đã tự tay lắp điều mà và dường như thiếu hiểu biết về nguyên lý hoạt động cũng như không đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Hậu quả của việc này sẽ thấy rõ khi cho điều hòa hoạt động.

 

Theo genk.vn

Tin mới hơn

Điều hoà mà không để vị trí này chắc chắn bạn sẽ hối hận(23/10/2017)
Dùng chế độ sưởi của điều hòa thế nào cho đúng(23/10/2017)

Tin cũ hơn

Mẹo dùng điều hòa làm công cụ chống muỗi hiệu quả(21/09/2017)
Những nguyên nhân khiến điều hòa vẫn bật nhưng chạy không mát(29/08/2017)
Điều hòa có công dụng đuổi muỗi mà ít người biết(22/08/2017)
Nắng nóng kéo dài, cách dùng điều hòa để không ‘tiền mất tật mang’?(12/08/2017)
Khi nào cần nạp gas điều hòa nhiệt độ(12/08/2017)
5 thói quen dùng điều hòa gây hại sức khỏe của người Việt(10/08/2017)
Hà Nội đang ở đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết, dù bệnh này vẫn chưa vào mùa(08/08/2017)
Khó hiểu những biểu tượng lạ trên điều khiển điều hòa(07/08/2017)

Dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng điều hòa