Sửa điều hòa  -- Tin tức điều hòa -- Cách sử dụng điều hòa 

Điều hòa: 'Sát thủ' của phòng ngủ

Tư vấn về điều hòa

Điều hòa: 'Sát thủ' của phòng ngủ
Cập nhật: 21/07/2017

Điều hòa ngày càng được ưa chuộng sử dụng ở mọi nơi. Không chỉ tại những nơi công cộng, tụ điểm đông người, mà ngay cả tại nhà, trong phòng ngủ cá nhân, điều hòa cũng được lắp đặt. Đặc biệt là vào mùa hè, chúng ta thường chỉ muốn "nhốt" mình trong phòng máy lạnh cả ngày đế trốn tránh cái nắng nóng oi bức của tự nhiên.
 

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, điều hòa vẫn có những ảnh hưởng không mấy tích cực tới sức khỏe của con người. Những tác động đó là gì?

Điều hòa hút nhiều độ ẩm trong không khí

Đại đa số các thiết bị điều hòa trên thị trường hiện nay đều chỉ có tác dụng thay đổi nhiệt độ không khí, chỉnh mức độ nóng - lạnh mà không có chức năng điều khiển độ ẩm. Chính vì vậy, khi bật điều hòa, bạn sẽ thấy không khí trong phòng tuy mát mẻ nhưng khá khô.

Thường xuyên ngồi phòng máy lạnh với nhiệt độ ở mức thấp sẽ khiến làn da bạn bị mất độ ẩm, trở nên khô. Về lâu dài, hậu quả sẽ là việc nếp nhăn trên mặt và cơ thể bạn xuất hiện ngày càng nhiều.

Nguyên nhân gây đau đầu và cảm lạnh

Với một số người có thể trạng yếu, cơ thể nhạy cảm và dễ thay đổi theo điều kiện môi trường, điều hòa có thể là tác nhân gây ra những bệnh đau đầu, hen suyễn... Thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt, người ta có thể đột tử chỉ vì một cơn cảm lạnh khi ngủ trong phòng điều hòa.

Khi nhiệt độ trong phòng hạ xuống, lạnh và khô sẽ gây ra triệu chứng viêm da, mất nước. Đồng thời, niêm mạc mũi, cổ họng sẽ bị khô, gây ra các bệnh tai - mũi - họng như đau họng và viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng là yếu tố kích ứng và làm phát tác bệnh hen suyễn, bệnh ho hay phổi...

Hội chứng sốc nhiệt vì điều hòa

Chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa trong phòng và bên ngoài cũng là một vấn đề nguy hiểm với sức khỏe con người. Nếu bạn đang bước ra ngoài trời nóng 39-40 độ C từ phòng máy lạnh chỉ 23 độ C, cơ thể bạn sẽ không thể thích nghi ngay được với hay kiểu thời tiết khác biệt. Việc này gây ra các cơn tăng huyết áp, triệu chứng nôn mửa, tim mạch hay thậm chí là tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để đảm bảo tình trạng sốc nhiệt không xảy ra, bạn nên tăng nhiệt độ trong phòng lên gần với mức nhiệt độ bên ngoài trước khi rời đi, cho cơ thể thời gian thay đổi và tăng khả năng thích ứng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi

Có thể bạn không tin, nhưng điều hòa nhiệt độ chính là ổ chứa các vi khuẩn nhỏ xíu gây bệnh như nấm mốc, vi rút, tác nhân gây dị ứng vì không được làm sạch. Theo ước tính của các chuyên gia, nguy cơ mắc bệnh phổi hay bệnh đường hô hấp của người ngủ trong phòng ngủ có máy lạnh cao gấp 2,5 lần so với những người nghỉ ngơi trong phòng không lắp đặt điều hòa. Kém lưu thông khí cũng là mặt trái của điều hòa nhiệt độ.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế lạm dụng điều hòa, chỉ dùng thiết bị này khi thực sự cần thiết để tránh đặt bản thân vào môi trường lạnh dễ gây bệnh. Nếu muốn tăng độ ẩm trong không khí ở phòng máy lạnh, bạn có thể đặt một chậu nước bên cạnh bàn làm việc và không để nhiệt độ quá thấp.


Nguồn: tintuc.vn

Tin mới hơn

Điều hoà mà không để vị trí này chắc chắn bạn sẽ hối hận(23/10/2017)
Dùng chế độ sưởi của điều hòa thế nào cho đúng(23/10/2017)
Có nên lắp cả dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa vào chung 1 phòng không?(21/09/2017)
Mẹo dùng điều hòa làm công cụ chống muỗi hiệu quả(21/09/2017)
Những nguyên nhân khiến điều hòa vẫn bật nhưng chạy không mát(29/08/2017)
Điều hòa có công dụng đuổi muỗi mà ít người biết(22/08/2017)
Nắng nóng kéo dài, cách dùng điều hòa để không ‘tiền mất tật mang’?(12/08/2017)
Khi nào cần nạp gas điều hòa nhiệt độ(12/08/2017)

Tin cũ hơn

Lắp điều hòa ở phòng kín có phải lắp quạt thông gió chống ngạt?(14/07/2017)
5 mẹo tiết kiệm điện điều hòa của người Nhật(14/07/2017)
Mua điều hòa nên chọn thương hiệu nào tại Việt Nam?(13/07/2017)
Điều hòa văn phòng quá lạnh với chị em(10/07/2017)
Chế độ Sleep trên điều hòa có tác dụng gì?(10/07/2017)
Điều hòa thổi… hơi nóng(08/07/2017)
Điều hòa rò rỉ nước: Nguyên nhân và cách xử lý(08/07/2017)
Làm gì khi điều hòa kêu to?(07/07/2017)

Dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng điều hòa