Sửa điều hòa  -- Tin tức điều hòa -- Cách sử dụng điều hòa 

Ngồi điều hòa nhiều nhất định bạn phải cẩn trọng với căn bệnh này

Tư vấn về điều hòa

Ngồi điều hòa nhiều nhất định bạn phải cẩn trọng với căn bệnh này
Cập nhật: 26/06/2017

Trong những ngày nắng nóng, điều hòa là vật dụng không thể thiếu của nhiều gia đình. Nói vui vui thì trong tiết hè oi bức, "điều hòa là thứ tồn tại duy nhất, các thứ khác có hay không không quan trọng".

Tuy nhiên, khi sử dụng điều hòa, máy lạnh, quạt phun sương... nhất định bạn phải chú ý đến điều này. Đó là vệ sinh máy điều hòa nhiệt độ theo định kỳ. Vì sao ư?

Nguy cơ nhiễm trùng phổi tăng cao do không vệ sinh điều hòa nhiệt độ

Theo nhà nghiên cứu Hassan Bencheqroun - chuyên khoa phổi của nhóm phẫu thuật Pneumatic Pacific chia sẻ, điều hòa nhiệt độ, quạt phun sương (nhất là ở môi trường công cộng như bệnh viện, khách sạn...) ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn và 1 trong những loại nguy hiểm nhất là vi khuẩn Legionella pneumophila.

Vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh nhiễm trùng phổi (viêm phổi) - Legionnaires.

Legionella pneumophila khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh nhiễm trùng phổi.

Qua nghiên cứu, vi khuẩn này phát triển mạnh ở nhiệt độ 30 - 37 độ C, ngưng trệ hoạt động ở khoảng 40 - 45 độ C và chỉ bị hạ gục ở nhiệt độ trên 70 độ C.

Những nơi tiềm ẩn mầm bệnh này là khu vực có độ ẩm như vòi tắm khách sạn, hồ bơi, phòng tắm spa, hệ thống điều hòa không khí, máy phun sương để tăng độ ẩm, thậm chí là vòi phun nước trang trí.

Trong điều kiện nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao, cùng với việc thiết bị lọc không khí không được vệ sinh sẽ là thiên đường của loại vi khuẩn này. Điều hòa thổi gió mát đồng thời cũng mang theo vi khuẩn lan tỏa khắp phòng.

Chỉ cần có Legionella pneumophila xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu.

Legionella pneumophila xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp.

Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ, có 8.000 - 18.000 người nhập viện/năm tại Mỹ vì mắc bệnh Legionnaires.

Đây là một bệnh truyền nhiễm, nhưng không lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh như sốt, ăn mất ngon, đau đầu, ho nhẹ... lại dễ khiến nhiều người chủ quan, chỉ nghĩ là bệnh thông thường.

Nhưng nếu bệnh không được phát hiện, điều trị sớm trong 10 ngày có thể tiến triển thành viêm phổi, suy hô hấp, suy gan, thận.

Trong 1 vài trường hợp, tình trạng viêm phổi nặng có thể để lại di chứng về não, đe dọa tính mạng nghiêm trọng.

Vì vậy, bạn nên bảo vệ mình bằng cách:

- Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị điều hòa, máy phun sương trong gia đình...

- Không để vũng nước tù đọng, vệ sinh vòi hoa sen, nhà tắm... sạch sẽ để tránh mầm bệnh sinh sôi nảy nở.

- Khi có những dấu hiệu bệnh nặng, cần đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị đúng, hiệu quả.


Nguồn: Trí thức trẻ

Tin mới hơn

Điều hoà mà không để vị trí này chắc chắn bạn sẽ hối hận(23/10/2017)
Dùng chế độ sưởi của điều hòa thế nào cho đúng(23/10/2017)
Có nên lắp cả dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa vào chung 1 phòng không?(21/09/2017)
Mẹo dùng điều hòa làm công cụ chống muỗi hiệu quả(21/09/2017)
Những nguyên nhân khiến điều hòa vẫn bật nhưng chạy không mát(29/08/2017)
Điều hòa có công dụng đuổi muỗi mà ít người biết(22/08/2017)
Nắng nóng kéo dài, cách dùng điều hòa để không ‘tiền mất tật mang’?(12/08/2017)
Khi nào cần nạp gas điều hòa nhiệt độ(12/08/2017)

Tin cũ hơn

Thủ phạm ô nhiễm không khí PM2.5 và cách phòng tránh(20/06/2017)
Những mẹo dùng điều hòa mùa nóng cho gia đình có trẻ nhỏ(20/06/2017)
Nên dùng điều hòa bao nhiêu tiếng mỗi ngày vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm điện?(15/06/2017)
3 mẹo truyền miệng dùng điều hòa tưởng đúng hóa sai(14/06/2017)
Những cách bật sẵn điều hòa trước khi về nhà(14/06/2017)
Điều hòa không mát, nguyên nhân và cách khắc phục(14/06/2017)
Thợ điều hòa bật mí mẹo dùng điều hòa chỉ tốn 1/3 tiền điện so với bình thường(13/06/2017)
Những tiêu chí cần quan tâm khi chọn điều hòa mùa nóng(13/06/2017)

Dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng điều hòa